Blog TOÁN-TIN của Thầy CHÂU HỮU SƠN

Tui là Giáo viên Chuyên Toán Trung học. Hãy xem thêm:
Vườn Toán học
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!

Friday, March 11, 2016

On 3:09 AM by MATH CHANNEL in    1 comment
$\boxed{\text {Bài toán:}}$ Cho $\triangle$ABC vuông tại A (AB < AC). Kẻ đường cao AH. Trên tia đối của tia HB lấy điẻm D sao cho HD = HB. Từ C vẽ CE $\bot$ AD tại E.
a) Chứng minh: AHEC nội tiếp.
b) Chứng minh: $\triangle$AHE cân và ${HE^2}=HD.HC$.
c) Tia CE cắt tia AH tại K. Chứng minh: AB // DK và tứ giác ABKD là hinh thoi.
d) Gọi I là trung điểm của AC. HI cắt AE tại J. Chứng minh: DC.HJ = 2IJ.HB.
Hướng dẫn
a) $\widehat {AHC} = \widehat {AEC} = {90^0}$
$ \Rightarrow $ AHEC nội tiếp đường tròn (hai đỉnh H, E liên tiếp cùng nhìn cạnh AC dưới góc bằng nhau)
b) $\widehat {HAE} = \widehat {HAB}$ ($\triangle$ABD cân tại A), $\widehat {HAB} = \widehat {HCA}$ (cùng phụ góc B), $\widehat {HCA} = \widehat {HEA}$ (góc nội tiếp chắn $\stackrel\frown{AH}$) $ \Rightarrow $ $\widehat {HAE} = \widehat {HEA}$ $ \Rightarrow $ $\triangle$AHE cân tại E
$\triangle$HED $\sim$ $\triangle$HCE (g – g) $ \Rightarrow $ ${HE^2}=HD.HC$
c) DK $\bot$ AC (D là trực tâm $\triangle$ACK), AB $\bot$ AC $ \Rightarrow $ AB // DK $ \Rightarrow $ $\widehat {HBA} = \widehat {HDK}$
$\triangle$HBA = $\triangle$HDK (g – c – g) $ \Rightarrow $ H là trung điểm AK, mà H là trung điểm BD $ \Rightarrow $ ABKD là hình bình hành, mà AK $\bot$ BD $ \Rightarrow $ ABKD là hình thoi
d) Các em tự làm

* Lưu ý: Do không soạn được kí hiệu đồng dạng như trong SGK của VN nên tôi thay bằng kí hiệu đồng dạng "$\sim$" trong bài viết.

1 comment:

  1. Dạng bài tập này rất hay và sát thực tế, các em học sinh nên tham khảo

    ReplyDelete