Blog TOÁN-TIN của Thầy CHÂU HỮU SƠN

Tui là Giáo viên Chuyên Toán Trung học. Hãy xem thêm:
Vườn Toán học
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!

Sunday, June 5, 2016

On 10:19 PM by MATH CHANNEL in ,    28 comments
$\boxed{\text {Bổ đề hình thang: }}$
Trong hình thang hai đáy không bằng nhau, giao điểm của hai đường thẳng chứa hai cạnh bên, giao điểm của hai đường chéo và trung điểm của hai đáy cùng nằm trên một đường thẳng.
Chứng minh.
Cách 1: Gọi giao điểm của AD và BC là M, giao điểm của AC và BD là O, trung điểm của AB và CD lần lượt là E và F.
$\triangle$OAB $\sim$ $\triangle$OCD (g – g)
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{AB}}{{CD}} = \dfrac{{AO}}{{CO}}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{2AE}}{{2CF}} = \dfrac{{AO}}{{CO}}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{AE}}{{CF}} = \dfrac{{AO}}{{CO}}$
$\triangle$OAE $\sim$ $\triangle$OCF (c – g – c)
$ \Rightarrow $ $\widehat {AOE} = \widehat {COF}$
mà $\widehat {AOE} + \widehat {EOC} = {180^0}$
$ \Rightarrow $ $\widehat {COF} + \widehat {EOC} = {180^0}$
$ \Rightarrow $ $\widehat {EOF} = {180^0}$
$ \Rightarrow $ E, O, F thẳng hàng (1)
Mặt khác, $\triangle$MAB $\sim$ $\triangle$MDC (g – g)
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{AB}}{{CD}} = \dfrac{{MA}}{{MD}}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{2AE}}{{2DF}} = \dfrac{{MA}}{{MD}}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{AE}}{{DF}} = \dfrac{{AM}}{{DM}}$
$\triangle$MAE $\sim$ $\triangle$MDF (c – g – c)
$ \Rightarrow $ $\widehat {AME} = \widehat {DMF}$
$ \Rightarrow $ M, E, F thẳng hàng     (2)
(1), (2) $ \Rightarrow $M, E, O, F thẳng hàng

Cách 2:
Gọi giao điểm của AD và BC là M, giao điểm của AC và BD là O, giao điểm của MO và AB là E, giao điểm của MO và CD là F.
Ta có:
EB // DF $ \Rightarrow $ $\dfrac{{EB}}{{DF}} = \dfrac{{OB}}{{OD}}$    (1)
AE // DF $ \Rightarrow $ $\dfrac{{AE}}{{DF}} = \dfrac{{MA}}{{MD}}$    (2)
AB // CD $ \Rightarrow $ $\dfrac{{OB}}{{OD}} = \dfrac{{AB}}{{CD}}$ và $\dfrac{{MA}}{{MD}} = \dfrac{{AB}}{{CD}}$    (3)
(1), (2), (3) $ \Rightarrow $ $\dfrac{{AE}}{{DF}} = \dfrac{{EB}}{{DF}}$
$ \Rightarrow $ AE = EB
$ \Rightarrow $ E là trung điểm AB
Ta lại có:
$\dfrac{{AE}}{{DF}} = \dfrac{{EB}}{{FC}}\left( { = \dfrac{{ME}}{{MF}}} \right)$ (theo bài toán Chùm đường thẳng)
mà AE = EB (cmt)
$ \Rightarrow $ DF = FC
$ \Rightarrow $ F là trung điểm CD

* Lưu ý: Do không soạn được kí hiệu đồng dạng như trong SGK của VN nên tôi thay bằng kí hiệu đồng dạng "$\sim$" trong bài viết.

28 comments:

  1. Replies
    1. ôi thật luôn sao bạn ngu thế bổ đề cực kì cực kì hay chỉ có điều bạn nhìn ra hay không mà thôi

      Delete
    2. nời bạn lói thật hữu ích, cứ thế mà phát huy:>

      Delete
    3. con lợn hc ngu ko bt điều chửi cl
      hay thế còn chửi

      Delete
  2. Replies
    1. Đúng vậy, các em học sinh nên tham khảo và vận dụng

      Delete
  3. xin hoàng tử hãy tha thứ cho người con gái bị trúng lời nguyền, thiếp đã hát bài hát đó. cô ấy đã chịu đủ rồi xin hoàng tử đừng làm tồi hơn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Là sao,,,,, hát hò j ở đây???

      Delete
    2. Bạn này bình luận ở bài khác hay sao nhỉ? bài hát nảo ở đây?

      Delete
  4. sao kí hiệu ~ lại đc quốc tế dùng vậy ban

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thì quốc tế họ quy định như vậy, còn Việt Nam quy định khác

      Delete
  5. Nặc danh ngu shit ko bk làm mà cứ đi chửi ko thấy xấu hổ à

    ReplyDelete
  6. Bài này rất hay, phân tích dễ hiểu, cảm ơn tác giả

    ReplyDelete
  7. bài nào sv vcl

    ReplyDelete
  8. Xin hỏi tác giả cách 1. Chỗ góc AME = góc AMF suy ra M,E,F thẳng hàng có cần giải thích thêm k ạ, mình thấy hơi tắt nếu hs hỏi vì có nhiều trường hợp k thẳng hàng.

    ReplyDelete
  9. sao bộ đề hình thang toàn là chứng minh điểm thẳng hàng thế?

    ReplyDelete