Processing math: 0%

Blog TOÁN-TIN của Thầy CHÂU HỮU SƠN

Tui là Giáo viên Chuyên Toán Trung học. Hãy xem thêm:
Vườn Toán học
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!

Tuesday, June 7, 2016

On 1:12 AM by MATH CHANNEL in    1 comment
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TPHCM NĂM HỌC 2015-2016

Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) {x^2} - 8x + 15 = 0
b) 2{x^2} - \sqrt 2 x - 2 = 0
c) {x^4} - 5{x^2} - 6 = 0
d) \begin{cases}2x + 5y = -3\\3x - y = 4\end{cases}

Bài 2.
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số y = {x^2} và đường thẳng (D): y = x + 2 trên cùng một hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ các giao điểm của (P) và (D) ở câu trên bằng phép tính.

Bài 3. Thu gọn các biểu thức sau:
A = \dfrac{{\sqrt 2 }}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{{\sqrt x  - 1}}{{\sqrt x  + 2}} + \dfrac{{\sqrt x  - 10}}{{x - 4}} (x \ge 0, x \ne 4)
B = \left( {13 - 4\sqrt 3 } \right)\left( {7 + 4\sqrt 3 } \right) - 8\sqrt {20 + 2\sqrt {43 + 24\sqrt 3 } }

Bài 4. Cho phương trình: {x^2} - mx + m - 2 = 0 (1) (x là ẩn số)
a) Chứng minh phương trình (1) luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị m.
b) Định m để hai nghiệm x_1, x_2 của (1) thỏa mãn: \dfrac{{x_1^2 - 2}}{{{x_1} - 1}}.\dfrac{{x_2^2 - 2}}{{{x_2} - 1}} = 4.

Bài 5. Cho tam giác ABC (AB < AC) có ba góc nhọn. Đường tròn tâm O đường kính BC cắt các cạnh AC, AB lần lượt tại E, F. Gọi H là giao điểm của BE và CF; D là giao điểm của AH và BC.
a) Chứng minh: AD \bot BC và AH.AD = AE.AC .
b) Chứng minh: EFDO là tứ giác nội tiếp.
c) Trên tia đối của tia DE lấy điểm L sao cho DL = DF. Tính số đo góc BLC.
d) Gọi R, S lần lượt là hình chiếu của B, C lên EF. Chứng minh: DE + DF = RS.

1 comment:

  1. Đề thi này rất hay và sát thực tế, các em học sinh nên tham khảo

    ReplyDelete