Processing math: 0%

Blog TOÁN-TIN của Thầy CHÂU HỮU SƠN

Tui là Giáo viên Chuyên Toán Trung học. Hãy xem thêm:
Vườn Toán học
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!

Saturday, April 9, 2016

On 8:07 AM by MATH CHANNEL in    1 comment
\boxed{\text {Bài toán 1.}} Cho phương trình: 3{x^2} - 6x - 4 = 0 có hai nghiệm x_1x_2Tính giá trị của các biểu thức sau:
1) \left| {{x_1} - {x_2}} \right|
2) x_1^2 + x_2^2
3) x_1^3 + x_2^3
4) x_1^4 + x_2^4
5) x_1^2 + x_2^2 - 5{x_1}{x_2}
6) \left( {3{x_1} + {x_2}} \right)\left( {3{x_2} + {x_1}} \right)
7) \dfrac{1}{{{x_1}}} + \dfrac{1}{{{x_2}}}
8) \dfrac{1}{{{x_1} - 1}} + \dfrac{1}{{{x_2} - 1}}
9) \dfrac{{2x_2^2}}{{{x_1} + {x_2}}} + 2{x_1}
10) \dfrac{{3x_1^2 - 6{x_1}}}{{{x_2}}} + \dfrac{{3x_2^2 - 6{x_2}}}{{{x_1}}}

\boxed{\text {Bài toán 2.}} Cho phương trình {x^2} - 2\left( {m + 3} \right)x + m - 1 = 0 (x là ẩn)
a) Giải phương trình khi m = 1.
b) Tìm m để phương trình trên có một nghiệm bằng 2 và tìm nghiệm kia.

\boxed{\text {Bài toán 3. }} Cho phương trình: {x^2} - \left( {m - 3} \right)x + m - 5 = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng minh: phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Tìm m để phương trình trên có hai nghiệm x_1, x_2 thỏa điều kiện: x_1^2 - 4{x_1} + x_2^2 - 4{x_2} = 11

\boxed{\text {Bài toán 4.}} Cho phương trình: {x^2} + \left( {m - 2} \right)x - m = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng minh: phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Tìm m để phương trình có 2 nghiệm x_1, x_2 thỏa {x_1} - {x_2} =  - 2

\boxed{\text {Bài toán 5.}} Cho phương trình: {x^2} - \left( {2m + 3} \right)x + 4m + 2 = 0 (x là ẩn số).
a) Chứng tỏ phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của m.
b) Tìm m sao cho phương trình có hai nghiệm x_1, x_2 thỏa hệ thức 2{x_1} - 3{x_2} = 5

\boxed{\text {Bài toán 6.}} Cho phương trình: {x^2} - mx - 1 = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng minh phương trình luôn có 2 nghiệm trái dấu.
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm x_1, x_2 thỏa \left| {{x_1} - {x_2}} \right| = 3

\boxed{\text {Bài toán 7.}} Cho phương trình: {x^2} - \left( {m + 1} \right)x + m - 2 = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng minh phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Gọi x_1, x_2 là hai nghiệm của phương trình. Tìm m để biểu thức A = x_1^2 + x_2^2 - 6{x_1}{x_2} đạt giá trị nhỏ nhất.

\boxed{\text {Bài toán 8.}} Cho phương trình: {x^2} - \left( {3m - 2} \right)x - 3m = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng minh phương trình luôn có 2 nghiệm phân biệt với mọi giá trị của m.
b) Gọi x_1, x_2 là hai nghiệm của phương trình. Tìm m để biểu thức A = x_1^2{x_2} + x_2^2{x_1} đạt giá trị lớn nhất.

\boxed{\text {Bài toán 9.}} Cho phương trình: {x^2} + \left( {m + 2} \right)x + m + 1 = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng minh phương trình luôn có nghiệm với mọi giá trị của m.
b) Tìm một hệ thức liên hệ giữa hai nghiệm x_1, x_2 của phương trình không phụ thuộc vào m.

\boxed{\text {Bài toán 10.}} Cho phương trình: {x^2} - 2x + m - 3 = 0 (x là ẩn số)
a) Tìm m để phương trình có nghiệm.
b) Tìm m để phương trình có hai nghiệm phân biệt
c) Tìm m để phương trình có nghiệm kép.

\boxed{\text {Bài toán 11.}} Cho phương trình: {x^2} - 2mx - 3{m^2} + 2m - 1 = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng tỏ phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x_1x_2 với mọi giá trị của m.
b) Tìm giá trị của m để biểu thức A = \dfrac{{ - 5}}{{x_1^2 + x_2^2 + 3{x_1}{x_2} + 4}} đạt giá trị nhỏ nhất.

\boxed{\text {Bài toán 12.}} Cho phương trình: {x^2} - 2mx + 2m - 2 = 0 (x là ẩn số)
a) Chứng minh phương trình luôn có hai nghiệm phân biệt x_1x_2 với mọi giá trị của m.
b) Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức A = \dfrac{{6\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}}{{x_1^2 + x_2^2 + 4\left( {{x_1} + {x_2}} \right)}}

\boxed{\text {Bài toán 13.}} Giải phương trình bậc hai bằng cách nhẩm nghiệm:
a) {x^2} - \left( {\sqrt 2  + 1} \right)x + \sqrt 2  = 0
b) {x^2} - \left( {\sqrt 3  - 1} \right)x - \sqrt 3  = 0

\boxed{\text {Bài toán 14.}}
a) Tìm hai số biết tổng của chúng bằng 5 và tích bằng -24.
b) Tìm hai số dương biết hiệu của chúng bằng 12 và tích của chúng bằng 64.

1 comment:

  1. Các dạng bài toán này rất hay, các em nên tham khảo để làm quen

    ReplyDelete