Friday, February 5, 2016
On 9:21 PM by MATH CHANNEL in Số học 6 2 comments
❄ SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
Để so sánh hai phân số ta thường sử dụng hai cách sau:
Cách 1: Qui đồng mẫu (xem tại đây) hoặc tử
Cách 2: Thông qua giá trị trung gian (số nguyên hoặc phân số)Lưu ý:
1) Phân số có tử và mẫu cùng dấu thì lớn hơn 0, phân số lớn hơn 0 gọi là phân số dương. Ngược lại, phân số có tử và mẫu khác dấu thì nhỏ hơn 0, phân số nhỏ hơn 0 gọi là phân số âm.
2) Với phân số dương (tử và mẫu cùng dấu), nếu tử lớn hơn mẫu thì phân số lớn hơn 1 và ngược lại.
3) Với hai phân số dương cùng tử, phân số nào có mẫu nhỏ hơn thì lớn hơn và ngược lại.
4) Cho hai phân số $\dfrac{a}{b}$ và $\dfrac{c}{d}$ ($a$, $b$, $c$, $d$ $\in$ $\mathbb{N}^*$, $a$ < $c$, $b$ > $d$) thì $\dfrac{a}{b} < \dfrac{c}{b} < \dfrac{c}{d}$
5) Nếu chỉ so sánh hai phân số có bằng nhau hay không ta sử dụng tính chất $\dfrac{a}{b} = \dfrac{c}{d} \Leftrightarrow a.d = b.c$
Ví dụ 1: Các cặp phân số sau có bằng nhau hay không?
1) $\dfrac{2}{3}$ và $\dfrac{6}{9}$
$\dfrac{2}{3} = \dfrac{6}{9}$ vì $2.9 = 3.6$
2) $\dfrac{{ - 3}}{4}$ và $\dfrac{5}{{ - 7}}$
$\dfrac{{ - 3}}{4} \ne \dfrac{5}{{ - 7}}$ vì $( - 3).( - 7) \ne 4.5$
Ví dụ 2: So sánh các phân số
1) $\dfrac{14}{{21}}$ và $\dfrac{ - 60}{{ - 72}}$
$\dfrac{{14}}{{21}} = \dfrac{{2}}{{3}}$, $\dfrac{{ - 60}}{{ - 72}} = \dfrac{{5}}{{6}}$
MC = 6
$\dfrac{2}{3} = \dfrac{{2.2}}{{3.2}} = \dfrac{4}{6}$
Vì $\dfrac{{4}}{{6}} < \dfrac{{ 5}}{6}$
nên $\dfrac{{14}}{{21}} < \dfrac{{ - 60}}{ - 72}$
2) $\dfrac{-2}{{7}}$ và $\dfrac{24}{{-56}}$
$\dfrac{{24}}{{ - 56}} = \dfrac{{ - 3}}{{7}}$ (chia cả tử và mẫu cho $-8$)
Vì $\dfrac{{-2}}{{7}} > \dfrac{{ - 3}}{7}$
nên $\dfrac{{-2}}{{7}} > \dfrac{{24}}{-56}$
3) $\dfrac{11033}{{15045}}$ và $\dfrac{1111}{{1515}}$
$\dfrac{{11033}}{{15045}} = \dfrac{{11}}{{15}}$ (chia cả tử và mẫu cho $1003$)
$\dfrac{{1111}}{{1515}} = \dfrac{{11}}{{15}}$ (chia cả tử và mẫu cho $101$)
Vậy $\dfrac{{11033}}{{15045}} = \dfrac{{1111}}{{1515}}$
4) $\dfrac{141}{{893}}$ và $\dfrac{159}{{901}}$
$\dfrac{{141}}{{893}} = \dfrac{3}{{19}}$, $\dfrac{{159}}{{901}} = \dfrac{3}{{17}}$
Vì $\dfrac{{3}}{{19}} < \dfrac{{3}}{17}$
nên $\dfrac{{141}}{{893}} < \dfrac{{159}}{901}$
5) $\dfrac{ - 19}{{7}}$ và $\dfrac{1}{{6}}$
$\dfrac{{ - 19}}{7} < 0 < \dfrac{1}{6}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{ - 19}}{7} < \dfrac{1}{6}$
6) $\dfrac{{79}}{{97}}$ và $\dfrac{71}{{17}}$
$\dfrac{{79}}{97} < 1 < \dfrac{71}{17}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{79}}{97} < \dfrac{71}{17}$
7) $\dfrac{{37}}{{195}}$ và $\dfrac{73}{{179}}$
$\dfrac{{37}}{{195}} < \dfrac{{73}}{{195}} < \dfrac{{73}}{{179}}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{37}}{{195}} < \dfrac{{73}}{{179}}$
8) $\dfrac{{12}}{{29}}$ và $\dfrac{16}{{41}}$
$\dfrac{{12}}{{29}} > \dfrac{{12}}{{30}} = \dfrac{2}{5} = \dfrac{{16}}{{40}} > \dfrac{{16}}{{41}}$
$ \Rightarrow $ $\dfrac{{12}}{{29}} > \dfrac{{16}}{{41}}$
9) $\dfrac{{22}}{{7}}$ và $\dfrac{34}{{11}}$
$\dfrac{{22}}{7} = 3\dfrac{1}{7}\;\left( { = 3 + \dfrac{1}{7}} \right)$, $\dfrac{{34}}{{11}} = 3\dfrac{1}{{11}}\;\left( { = 3 + \dfrac{1}{{11}}} \right)$
Vì $\dfrac{{1}}{{7}} > \dfrac{{1}}{11}$
nên $\dfrac{{22}}{{7}} > \dfrac{{34}}{11}$
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Search
Popular Posts
-
SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TỨ GIÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC HÌNH Hình thang cân 1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hìn...
-
SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TAM GIÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC HÌNH Tam giác cân 1. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân....
-
$\boxed{\text {Bổ đề hình thang: }}$ Trong hình thang hai đáy không bằng nhau, giao điểm của hai đường thẳng chứa hai cạnh bên, giao điể...
-
$\boxed{\text {Bài toán 1: }}$ (Đề thi HKII 2008-2009 Q11 TpHCM) Cho tam giác ABC có các góc đều nhọn và có ba đường cao là AD, BE, CF c...
-
$\boxed{\text {Bài toán: }}$ Cho O, H, G lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm, trọng tâm của $\triangle$ ABC. Chứng minh rằng...
-
Để tìm ƯCLN, BCNN của các số tự nhiên, người ta thường dùng những cách sau: Cách 1 : Phân tích các số ra thừa số nguyên tố Vd: Tìm ƯC...
-
Bạn cần download tài liệu, ebook,... phục vụ cho việc học tập nghiên cứu từ các trang Scribd, Issuu, Slideshare và Academia một cách nhanh...
-
Chương trình Tìm Ước chung lớn nhất và Bội chung nhỏ nhất của một dãy các số tự nhiên import java.util.Scanner; public class Main ...
-
Chương trình chuyển đổi một số tự nhiên ở hệ thập phân thành số ở hệ nhị phân, bát phân, thập lục phân và hệ cơ số bất kì import java.u...
-
Dãy số Fibonacci được định nghĩa như sau: F[0] =1, F[1] = 1; F[n] = F[n-1] + F[n-2] với n>=2. Hãy viết chương trình tìm số Fibonacci thứ ...
Recent Posts
Categories
- Công nghệ thông tin
- Đại số 10
- Đại số 7
- Đại số 8
- Đại số 9
- Đề thi Toán 6
- Đề thi Toán 7
- Đề thi Toán 8
- Đề thi Toán 9
- Đố Toán
- Grade 6 Math
- Grade 8 Math
- Grade 9 Math
- Hình học 6
- Hình học 7
- Hình học 8
- Hình học 9
- Khác
- Lập trình Java cơ bản
- Math Puzzles
- Mathematical game
- Phương pháp học Toán
- Số học 6
- Số và Đại số 6
- Toán tham khảo 6
- Toán tham khảo 8
- Toán tham khảo 9
- Toán thực tế
- Toán và cuộc sống
Blog Archive
-
▼
2016
(91)
-
▼
February
(12)
- [Arithmetic 6] Converting many fractions to the sa...
- [Arithmetic 6] Reducing a fraction
- [Arithmetic 6] Extending the concept of fractions
- [Arithmetic 6] Advanced exercises
- [SỐ HỌC 6] HỖN SỐ - SỐ THẬP PHÂN - PHẦN TRĂM
- [SỐ HỌC 6] TOÁN NÂNG CAO VỀ PHÂN SỐ
- [SỐ HỌC 6] CÁC PHÉP TOÁN TRONG PHÂN SỐ
- Số 2016 trong Toán học
- [SỐ HỌC 6] SO SÁNH PHÂN SỐ
- [SỐ HỌC 6] QUI ĐỒNG MẪU CÁC PHÂN SỐ
- [ĐẠI SỐ 9] CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI BIỂU THỨC CHỨA CĂN
- [HÌNH HỌC 6] THỰC HÀNH ĐO GÓC
-
▼
February
(12)
My Fanpage
Số lượt xem
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Vườn Toán - Tin học. Powered by Blogger.
Hay!
ReplyDeleteNội dung này rất hữu ích, cảm ơn tác giả
ReplyDelete