Blog TOÁN-TIN của Thầy CHÂU HỮU SƠN

Tui là Giáo viên Chuyên Toán Trung học. Hãy xem thêm:
Vườn Toán học
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!

Tuesday, June 19, 2018

On 6:25 AM by MATH CHANNEL in    2 comments
$\boxed{\text {Bài toán:}}$ Giải phương trình bậc hai bằng cách nhẩm nghiệm
a) ${x^2} - \left( {\sqrt 2  + 1} \right)x + \sqrt 2  = 0$
b) ${x^2} - \left( {\sqrt 3  - 1} \right)x - \sqrt 3  = 0$


Monday, June 18, 2018

On 6:55 PM by MATH CHANNEL in    2 comments
Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm hai kim tạo thành một góc. Em hãy tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ vào lúc 2 giờ 30 phút.
Xem đáp án

Sunday, June 17, 2018

On 2:02 AM by MATH CHANNEL in    2 comments
Hãy tìm số thích hợp điền dưới chữ F

Thursday, June 14, 2018

On 6:27 AM by MATH CHANNEL in    3 comments
ĐỀ THI TOÁN 6 HỌC KÌ II NĂM HỌC 2017$-$2018 QUẬN 11 TPHCM

Bài 1. (3 điểm) Thực hiện phép tính:
a) $\dfrac{2}{3} - \dfrac{5}{6} + \dfrac{3}{4}$
b) $\dfrac{{14}}{{21}} + \dfrac{{ - 8}}{5} + \dfrac{7}{{21}} + \dfrac{3}{5}$
c) $\dfrac{{11}}{{19}}.\dfrac{{ - 12}}{{17}} + \dfrac{{11}}{{19}}.\dfrac{{ - 5}}{{17}} + 2$
d) $\dfrac{2}{{15}} - 1,6:\left( {75\%  + 5\dfrac{1}{4}} \right)$

Bài 2. (2,5 điểm) Tìm x, biết:
a) $x + \dfrac{5}{8} = \dfrac{{ - 3}}{4}$
b) $\dfrac{x}{{ - 3}} = \dfrac{8}{6}$
c) $4 - \left( {\dfrac{1}{2}x + \dfrac{3}{4}} \right) =  - 1,5$

Bài 3. (1,5 điểm)
a) Lớp 6A có 40 học sinh bao gồm ba loại: giỏi, khá và trung bình. Số học sinh giỏi chiếm $\dfrac{1}{5}$ số học sinh cả lớp, số học sinh trung bình bằng $\dfrac{3}{8}$ số học sinh còn lại. Tính số học sinh mỗi loại của lớp.
b) Ta có thể xem kim phút và kim giờ của đồng hồ là hai tia chung gốc (gốc trùng với trục quay của hai kim). Tại mỗi thời điểm hai kim tạo thành một góc. Em hãy tìm số đo của góc tạo bởi kim phút và kim giờ của đồng hồ vào lúc 2 giờ 30 phút.

Bài 4. (2,5 điểm) Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia Oa, vẽ hai tia Ob và Oc sao cho $\widehat {aOb} = {70^0}$ và $\widehat {aOc} = {120^0}$.
a) Trong ba tia Oa, Ob, Oc thì tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b) Tính số đo $\widehat {bOc}$.
c) Vẽ tia Ot là tia đối của tia Ob, tia Om là tia phân giác của $\widehat {cOt}$. Tính số đo $\widehat {mOb}$.

Bài 5. (0,5 điểm) Tính hợp lý:
$M = \dfrac{1}{5} + \dfrac{1}{{20}} + \dfrac{1}{{44}} + \dfrac{1}{{77}} + \dfrac{1}{{119}} + \dfrac{1}{{170}}$

Tuesday, June 12, 2018

On 9:56 PM by MATH CHANNEL in    2 comments
Một trong những câu hỏi tuyển dụng nhân sự của Google

Tuesday, June 5, 2018

On 6:57 AM by MATH CHANNEL in    2 comments
Ở hình bên có bao nhiêu tam giác?

Monday, June 4, 2018

On 5:15 AM by MATH CHANNEL in    2 comments
Tìm 2 số X và Y