Saturday, December 5, 2015
On 9:00 PM by MATH CHANNEL in Phương pháp học Toán 1 comment
Câu chuyện tờ giấy nháp...
Xưa có Dưỡng Do Cơ là tay thần tiễn,
hãnh diện tài ‘bách bộ xuyên dương’ của mình lắm lắm. Có bà lão bán dầu bĩu
môi: “Chỉ là quen tay!” Dưỡng giận, nói: “Bà làm đi!”. Bà lão lấy chai dầu đổ
ra ly, ly đầy có ngọn mà không tràn, rồi bảo Dưỡng: “Ông làm đi!” Dưỡng lắc
đầu: “Phải, quen tay cả thôi.” Muốn quen ắt phải luyện tập.
Trong sự học, tờ giấy nháp chính là
‘luyện võ đường’, nơi ta luyện tập cho quen cách làm cách nghĩ. Giấy nháp càng
nhiều, công phu luyện tập càng cao, nội lực càng thâm hậu. Dưỡng tiên sinh thực
là người đã cảm nghiệm sâu sắc cái đạo lý của lão mẫu bán dầu thuở xưa vậy.
Thế nhưng ở một nước kia vẫn có
không ít sĩ tử lấy việc đi học thêm cho thật nhiều, hết lớp này đến lớp khác là
cần, lấy việc cố công chép đầy vở 100 trang này đến tập 200 trang nọ là đủ để
thành tài vượt được vũ môn.
- Không cần giấy nháp ư?
- Chẳng cần, đã có VINACAL 570ES PLUS II.
- Đủ ư?
- Còn. (...và xòe hai bàn tay trắng ra...đầy chữ)
- ??? (Quả thật chẳng tốn một manh giấy nháp nào...)
Thầy làm trên bảng, chép vào, ấy là
thầy thực hành. Bấm Casio, ấy là máy thực hành. Xưa nay chưa từng nghe nhìn
người khác ăn mà bản thân mình no, nhìn người khác uống mà bản thân mình hết
khát, nhìn người khác tập thể dục mà bản thân mình khỏe mạnh bao giờ. Phàm ai
ăn nấy no, ai tập nấy khỏe, ấy là cái đạo lý xưa nay vậy. Ôi thế mà trong học
tập lại có ý cứ nhìn người khác tập luyện cho thật nhiều là mình có được các kĩ
năng kĩ xảo cần thiết thì chẳng phải là làm trò cười cho kẻ sĩ trong thiên hạ
ư?!
Nói đi phải nói lại, nói các sĩ tử
không sử dụng giấy nháp thì không đúng, các bạn ấy có sử dụng giấy nháp “một
cách sáng tạo”. Có bạn tranh thủ sự tiện lợi bằng cách xé một manh giấy nháp
nhỏ trong tập mình đang học ra làm nháp và kết quả là một tờ giấy tập đẹp thành
miếng giấy nham nhở. Ngoài việc ngồi chờ thầy cô, bạn bè sửa bài trên bảng rồi
chép vào cho sạch đẹp, lại có không ít các bạn khác làm bài bằng viết chì hoặc dùng bút xóa, làm sai thì bôi xóa thậm chí là dùng những miếng dán nhỏ xíu để
che lấp cái sai của mình. Hỡi ôi! Các bạn có biết rằng học kiểu này chẳng bao
giờ tiến bộ, bởi khi sai ta chỉ cần dùng thước gạch một đường xéo và sửa ngay
bên cạnh bài sai bằng bài đúng thì sau này khi ôn bài ta biết trước đây ta sai
như thế nào và tránh cái sai đó, các bạn xóa sạch cái bài sai thì đâu còn biết
đã từng sai ra sao mà rút kinh nghiệm. Ấy là chưa nói đến dùng bút xóa, miếng
dán, làm bút chì rồi đồ lại bằng bút mực vừa tốn tiền, mất thời gian mà còn hệ
lụy nếu giám khảo phát hiện cách làm trên trong bài thi thì sẽ gán cho cái lỗi
“đánh dấu bài” và có tiếc nuối thì cũng đã muộn màng.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Search
Popular Posts
-
SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TỨ GIÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC HÌNH Hình thang cân 1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hìn...
-
$\boxed{\text {Bổ đề hình thang: }}$ Trong hình thang hai đáy không bằng nhau, giao điểm của hai đường thẳng chứa hai cạnh bên, giao điể...
-
SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TAM GIÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC HÌNH Tam giác cân 1. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân....
-
$\boxed{\text {Bài toán 1: }}$ (Đề thi HKII 2008-2009 Q11 TpHCM) Cho tam giác ABC có các góc đều nhọn và có ba đường cao là AD, BE, CF c...
-
$\boxed{\text {Bài toán: }}$ Cho O, H, G lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm, trọng tâm của $\triangle$ ABC. Chứng minh rằng...
-
Để tìm ƯCLN, BCNN của các số tự nhiên, người ta thường dùng những cách sau: Cách 1 : Phân tích các số ra thừa số nguyên tố Vd: Tìm ƯC...
-
Bạn cần download tài liệu, ebook,... phục vụ cho việc học tập nghiên cứu từ các trang Scribd, Issuu, Slideshare và Academia một cách nhanh...
-
Chương trình Tìm Ước chung lớn nhất và Bội chung nhỏ nhất của một dãy các số tự nhiên import java.util.Scanner; public class Main ...
-
Chương trình chuyển đổi một số tự nhiên ở hệ thập phân thành số ở hệ nhị phân, bát phân, thập lục phân và hệ cơ số bất kì import java.u...
-
Dãy số Fibonacci được định nghĩa như sau: F[0] =1, F[1] = 1; F[n] = F[n-1] + F[n-2] với n>=2. Hãy viết chương trình tìm số Fibonacci thứ ...
Recent Posts
Categories
- Công nghệ thông tin
- Đại số 10
- Đại số 7
- Đại số 8
- Đại số 9
- Đề thi Toán 6
- Đề thi Toán 7
- Đề thi Toán 8
- Đề thi Toán 9
- Đố Toán
- Grade 6 Math
- Grade 8 Math
- Grade 9 Math
- Hình học 6
- Hình học 7
- Hình học 8
- Hình học 9
- Khác
- Lập trình Java cơ bản
- Math Puzzles
- Mathematical game
- Phương pháp học Toán
- Số học 6
- Số và Đại số 6
- Toán tham khảo 6
- Toán tham khảo 8
- Toán tham khảo 9
- Toán thực tế
- Toán và cuộc sống
Blog Archive
-
▼
2015
(17)
-
▼
December
(17)
- [HÌNH HỌC 7] DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC TAM GIÁC ĐẶC BIỆT
- [ĐẠI SỐ 9] PHƯƠNG TRÌNH QUI VỀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HA...
- Vì sao thêm 1 vào tích của bốn số tự nhiên liên ti...
- [ĐẠI SỐ 9] PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI MỘT ẨN
- Thuật toán Tìm số Fibonacci thứ n trong Java
- Câu chuyện về phép chia công bằng
- [ĐẠI SỐ 9] HỆ PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
- Quan niệm về vấn đề Rèn luyện giải toán
- Thuật toán Liệt kê n số nguyên tố đầu tiên trong Java
- Thuật toán Liệt kê tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn...
- Thuật toán Phân tích một số nguyên dương thành các...
- Thuật toán Tính tổng các chữ số của một số tự nhiê...
- Thuật toán Đổi cơ số trong Java
- Tờ giấy nháp
- [HÌNH HỌC 8] DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC TỨ GIÁC ĐẶC BIỆT
- [SỐ HỌC 6] ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT - BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
- Thuật toán Tìm Ước chung lớn nhất và Bội chung nhỏ...
-
▼
December
(17)
My Fanpage
Số lượt xem
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Vườn Toán - Tin học. Powered by Blogger.
Một tờ giấy nháp nhỏ, nhưng ý nghĩa rất lớn
ReplyDelete