Blog TOÁN-TIN của Thầy CHÂU HỮU SƠN

Tui là Giáo viên Chuyên Toán Trung học. Hãy xem thêm:
Vườn Toán học
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!

Wednesday, July 6, 2016

On 4:17 AM by MATH CHANNEL in    1 comment
I. TẬP HỢP $\mathbb{N}$ VÀ TẬP HỢP $\mathbb{N}^*$
_ Tập hợp các số tự nhiên, kí hiệu $\mathbb{N}$.
$\mathbb{N}$ = {0; 1; 2; 3; 4; 5; ...}
_ Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi 1 điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên a trên tia số gọi là điểm a.
_ Tập hợp các số tự nhiên khác 0, kí hiệu $\mathbb{N}^*$.
$\mathbb{N}^*$ = {1; 2; 3; 4; 5; ...} hay $\mathbb{N}^*$ = $\left\{ x\in\mathbb{N} / x \ne 0 \right\}$

II. THỨ TỰ TRONG TẬP HỢP SỐ TỰ NHIÊN
_ Trong 2 điểm trên tia số (tia số nằm ngang, chiều mũi tên đi từ trái sang phải) điểm ở bên trái biểu diễn số nhỏ hơn.
_ Viết a $\le$ b tức là a < b hay a = b. Viết a $\ge$ b tức là a > b hay a = b.
_ Nếu a < b và b < c thì a < c.
_ Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
_ Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên lớn nhất.
_ Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử.

III. GHI SỐ TỰ NHIÊN
_ Một số tự nhiên có thể có một, hai, ba,... hay nhiều chữ số.
Ví dụ:  Số 5 có 1 chữ số
            Số 1005 có 4 chữ số
_ Trong hệ thập phân, cứ 10 đơn vị ở 1 hàng làm thành 1 đơn vị ở hàng liền trước nó.
Ví dụ: $555 = 5.100 + 5.10 + 5$
           $\overline {ab}  = a.10 + b$  (a $\ne$ 0)
           $\overline {abc}  = a.100 + b.10 + c$ (a $\ne$ 0)

1 comment:

  1. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ kiến thức rất hữu ích về toán học

    ReplyDelete