Blog TOÁN-TIN của Thầy CHÂU HỮU SƠN

Tui là Giáo viên Chuyên Toán Trung học. Hãy xem thêm:
Vườn Toán học
Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog!

Tuesday, July 19, 2016

On 4:09 AM by MATH CHANNEL in    3 comments
I. SỐ PHẦN TỬ CỦA MỘT TẬP HỢP
$A = \left\{ 2 \right\}$ có 1 phần tử
$B = \left\{ {a,b} \right\}$ có 2 phần tử
$C = \left\{ {1;2;3; \ldots ;100} \right\}$ có 100 phần tử
$\mathbb{N} = \left\{ {0;1;2;3; \ldots } \right\}$ có vô số phần tử
* Chú ý: Tập hợp không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng, kí hiệu: $\large\varnothing$
   Ví dụ: $M=\left\{ x\in\mathbb{N} / x + 5 = 2 \right\} = \large\varnothing$
* Nhận xét: Một tập hợp có thể có một phần tử, có nhiều phần tử, có vô số phần tử, cũng có thể không có phần tử nào.

II. TẬP HỢP CON
Nếu mọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F thì tập hợp E gọi là tập hợp con của tập hợp F, kí hiệu: E $\subset$ F (hay F $\supset$ E)
Ví dụ 1: Cho $E = \left\{ {a,b} \right\}$, $F = \left\{ {a,b,c,d} \right\}$
            Ta có: E $\subset$ F (hay F $\supset$ E)
Ví dụ 2: 
        $M = \left\{ {1;5} \right\}$
        $A = \left\{ {1;3;5} \right\}$
        $B = \left\{ {5;1;3} \right\}$
Ta có: M $\subset$ A, M $\subset$ B
          A $\subset$ B, B $\subset$ A
* Chú ý: A $\subset$ B, B $\subset$ A suy ra A = B

3 comments:

  1. Bài toán rất hay, phân tích cụ thể và rất dễ hiểu, cảm ơn tác giả

    ReplyDelete