Friday, March 20, 2020
On 9:28 PM by MATH CHANNEL in Đại số 9 4 comments
❄ GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH
Bước
1: Lập hệ phương trình.
_ Chọn hai ẩn và đặt điều kiện thích hợp cho chúng.
_
Biểu diễn các đại lượng chưa biết theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
_
Lập hai phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng.
Bước
2: Giải hệ phương trình nói trên.
Bước 3: Kiểm tra xem trong các nghiệm của hệ phương
trình, nghiệm nào thích hợp với bài toán đã cho và kết luận.
VD1: Một hình chữ nhật có chu vi bằng 140 m. Chiều dài
hơn chiều rộng 10 m. Tính diện tích hình chữ nhật.
Giải.
Gọi chiều dài hình chữ nhật là x, chiều rộng hình chữ nhật là y (mét; x, y > 0)Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
$ \Leftrightarrow $ $\begin{cases}x + y = 70\\x - y = 10\end{cases}$
$ \Leftrightarrow $ $\begin{cases}x = 40\\y = 30\end{cases}$
Vậy hình chữ nhật có chiều dài 40 m, chiều rộng 30 m.
VD2: Năm nay tuổi cha gấp 10 lần tuổi con. Sáu năm nữa tuổi cha gấp 4 lần tuổi con. Hỏi năm nay mỗi người bao nhiêu tuổi?
Giải.
Gọi tuổi cha năm nay là x, tuổi con năm nay là y (x, y nguyên dương)Theo đề bài, ta có hệ phương trình:
...
$ \Leftrightarrow $ $\begin{cases}x = 30\\y = 3\end{cases}$
Vậy năm nay cha 30 tuổi, con 3 tuổi.
Vậy năm nay cha 30 tuổi, con 3 tuổi.
Wednesday, March 18, 2020
On 2:41 AM by MATH CHANNEL in Đề thi Toán 9 2 comments
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TPHCM NĂM HỌC 2019$-$2020
Bài 1. (1,5 điểm)
Cho parabol (P): $y = - \dfrac{1}{2}x^2 $ và đường thẳng (d): $y = x - 4$.
a) Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.
Cho parabol (P): $y = - \dfrac{1}{2}x^2 $ và đường thẳng (d): $y = x - 4$.
a) Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.
Bài 2. (1,0 điểm)
Cho phương trình: $2x^2 - 3x - 1 = 0$ có 2 nghiệm là $x_1, x_2$.
Cho phương trình: $2x^2 - 3x - 1 = 0$ có 2 nghiệm là $x_1, x_2$.
Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu thức $A = \dfrac{{x_1 - 1}}{{x_2 + 1}} + \dfrac{{x_2 - 1}}{{x_1 + 1}}$
Bài 3. (0,75 điểm)
Qui tắc sau đây cho ta biết được ngày $n$, tháng $t$, năm 2019 là ngày thứ mấy trong tuần.
Đầu tiên, ta tính giá trị của biểu thức $T = n + H$, ở đây $H$ được xác định bởi bảng sau:
Sau đó, lấy $T$ chia cho 7 ta được số dư $r$ $\left( {0 \le r \le 6} \right)$.
Đầu tiên, ta tính giá trị của biểu thức $T = n + H$, ở đây $H$ được xác định bởi bảng sau:
Nếu $r = 0$ thì ngày đó là ngày thứ Bảy.
Nếu $r = 1$ thì ngày đó là ngày Chủ Nhật.
Nếu $r = 2$ thì ngày đó là ngày thứ Hai.
Nếu $r = 3$ thì ngày đó là ngày thứ Ba.
…
Nếu $r = 6$ thì ngày đó là ngày thứ Sáu.
Ví dụ:
+ Ngày 31/12/2019 có $n$ = 31; $t$ = 12; $H$ = 0 $\Rightarrow$ $T$ = 31 + 0 = 31; số 31 chia cho 7 có số
dư là 3, nên ngày đó là thứ Ba.
a) Em hãy sử dụng quy tắc trên để xác định
các ngày 02/9/2019 va 20/11/2019 là thứ mấy?
b) Bạn
Hằng tổ chức sinh nhật của mình trong tháng 10/2019. Hỏi sinh nhật của bạn Hằng
là ngày mấy? Biết rằng ngày sinh nhật của Hằng là một bội số của 3 và là thứ
Hai.
Bài 4. (0,75 điểm)
Tại bề mặt đại dương,
áp suất nước bằng áp suất khí quyển và là 1 atm (atmosphere). Bên dưới mặt nước,
áp suất nước tăng thêm 1 atm cho mỗi 10 mét sâu xuống. Biết rằng mối liên hệ giữa
áp suất y (atm) và độ sâu x (m) dưới mặt nước là một hàm số bậc nhất có dạng y
= a + b.
a) Xác định các hệ số a và b.
b) Một
người thợ lặn đang ở độ sâu bao nhiêu nếu người ấy chịu một áp suất là 2,85
atm?
Bài 5. (1,0 điểm)
Một nhóm gồm 31 bạn học sinh tổ chức một chuyến đi
du lịch (chi phí chuyến đi được chia đều cho mỗi bạn tham gia). Sau khi đã hợp đồng
xong, vào giờ chót có 3 bạn bận việc đột xuất không đi được nên họ không đóng
tiền. Cả nhóm thống nhất mỗi bạn còn lại sẽ đóng thêm 18000 đồng so với dự kiến
ban đầu để bù lại cho 3 bạn không tham gia. Hỏi tổng chi phí chuyến đi là bao
nhiêu?
Bài 6. (1,0 điểm)
Cuối năm học, các bạn lớp 9A chia làm hai nhóm,
mỗi nhóm chọn một khu vườn sinh thái ở Bắc bán cầu để tham quan. Khi mở hệ thống
định vị GPS, họ phát hiện một sự trùng hợp khá thú vị là hai vị trí mà hai nhóm
chọn đều nằm trên cùng một kinh tuyến và lần lượt ở các vĩ tuyến 47$^o$ và 72$^o$.
a)
Tính khoảng cách (làm tròn đến hàng trăm) giữa hai vị trí đó, biết rằng kinh
tuyến là một cung tròn nối liền hai cực của trái đất và có độ dài khoảng 20000
km.
b)
Tính (làm tròn đến hàng trăm) độ dài bán kính và đường xích đao của trái đất. Từ
kết quả của bán kính (đã làm tròn), hãy tính thể tích của trái đất, biết rằng
trái đất có dạng hình cầu và thể tích của hình cầu được tính theo công thức $V = \dfrac{4}{3}.3,14.R^3 $ với $R$ là bán kính hình
cầu.
Bài 7. (1,0 điểm)
Bạn Dũng trung bình tiêu thụ 15 ca-lo cho mỗi
phút bơi và 10 ca-lo cho mỗi phút chạy bộ. Hôm nay, Dũng mất 1,5 giờ cho cả hai
hoạt động trên và tiêu thụ hết 1200 ca-lo. Hỏi hôm nay, bạn Dũng mất bao nhiêu
thời gian cho mỗi hoạt động?
Bài 8. (3,0 điểm) Cho tam giác nhọn $ABC$ ($AB < AC$) nội tiếp đường tròn ($O$). Hai đường cao $BD$ và $CE$ của tam giác $ABC$ cắt nhau tại $H$. Đường thẳng $AH$ cắt $BC$ và ($O$) lần lượt tại $F$ và $K$ (K $\ne$ A). Gọi $L$ là hình chiếu của $D$ lên $AB$.
a) Chứng minh rằng tứ giác $BEDC$ nội tiếp
và $BD^2 = BL.BA$.
b) Gọi $J$ là giao điểm của $KD$ và ($O$) (J $\ne$ K). Chứng minh $\widehat{BJK} = \widehat{BDE}$.
c) Gọi $I$ là giao điểm của $BJ$ và $ED$. Chứng minh tứ giác $ALIJ$ nội tiếp và $I$ là trung điểm
của $ED$.Monday, March 16, 2020
On 12:00 AM by MATH CHANNEL in Đề thi Toán 9 2 comments
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TPHCM NĂM HỌC 2018$-$2019
Bài 1. (1,5 điểm)
Cho parabol (P): $y = x^2 $ và đường thẳng (d): $y = 3x - 2$.
a) Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.
Cho parabol (P): $y = x^2 $ và đường thẳng (d): $y = 3x - 2$.
a) Vẽ (P) và (d) trên cùng hệ trục tọa độ.
b) Tìm tọa độ giao điểm của (P) và (d) bằng phép tính.
Bài 2. (1,0 điểm)
Cho phương trình: $3x^2 - x - 1 = 0$ có 2 nghiệm là $x_1, x_2$.
Cho phương trình: $3x^2 - x - 1 = 0$ có 2 nghiệm là $x_1, x_2$.
Không giải phương trình, hãy tính giá trị của biểu
thức $A = x_1^2 + x_2^2 $
Bài 3. (0,75 điểm)
Mối quan hệ giữa thang nhiệt độ F (Fahrenheit)
và thang nhiệt độ C (Celsius) được cho bởi công thức $T_F = 1,8.T_C + 32$ trong đó $T_C$ là nhiệt độ tính theo độ C và $T_F$ là nhiệt độ tính theo độ F. Ví dụ $T_C = 0^o C$ tương ứng với $T_F = 32^o F$.
a) Hỏi $25^o C$ tương ứng với bao nhiêu độ F?
b) Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa A là số tiếng kêu của một con dế trong một phút và $T_F$ là nhiệt độ cơ thể của nó bởi công thức: $A = 5,6.T_F - 275$, trong đó nhiệt độ $T_F$ tính theo độ F. Hỏi nếu con dế kêu 106 tiếng trong một phút thì nhiệt độ của nó khoảng bao nhiêu độ C? (làm tròn đến hàng đơn vị)
a) Hỏi $25^o C$ tương ứng với bao nhiêu độ F?
b) Các nhà khoa học đã tìm ra mối liên hệ giữa A là số tiếng kêu của một con dế trong một phút và $T_F$ là nhiệt độ cơ thể của nó bởi công thức: $A = 5,6.T_F - 275$, trong đó nhiệt độ $T_F$ tính theo độ F. Hỏi nếu con dế kêu 106 tiếng trong một phút thì nhiệt độ của nó khoảng bao nhiêu độ C? (làm tròn đến hàng đơn vị)
Bài 4. (0,75 điểm)
Kim tự tháp Kheops – Ai Cập có dạng hình chóp đều, đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân chung đỉnh (hình vẽ). Mỗi cạnh bên của kim tự tháp dài 214 m cạnh đáy của nó dài 230 m.
a) Tính theo mét chiều cao h của kim tự tháp (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
b) Cho biết thể tích của hình chóp được tính theo công thức $V = \dfrac{1}{3}S.h$, trong đó S là diện tích mặt đáy, h là chiều cao của hình chóp. Tính theo $m^3$ thể tích của kim tự tháp này (làm tròn đến hàng nghìn).
Kim tự tháp Kheops – Ai Cập có dạng hình chóp đều, đáy là hình vuông, các mặt bên là các tam giác cân chung đỉnh (hình vẽ). Mỗi cạnh bên của kim tự tháp dài 214 m cạnh đáy của nó dài 230 m.
a) Tính theo mét chiều cao h của kim tự tháp (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất).
b) Cho biết thể tích của hình chóp được tính theo công thức $V = \dfrac{1}{3}S.h$, trong đó S là diện tích mặt đáy, h là chiều cao của hình chóp. Tính theo $m^3$ thể tích của kim tự tháp này (làm tròn đến hàng nghìn).
Bài 5. (1,0 điểm)
Siêu
thị A thực hiện chương trình giảm giá cho khách hàng mua loại túi bột giặt 4 kg
như sau: Nếu mua 1 túi thì được giảm 10 000 đồng so với giá niêm yết. Nếu mua 2
túi thì túi thứ nhất được giảm 10 000 đồng và túi thứ hai được giảm 20 000 đồng
so với giá niêm yết. Nếu mua từ 3 túi trở lên thì ngoài 2 túi đầu được hưởng chương
trình giảm giá như trên, từ túi thứ ba trở đi mỗi túi sẽ được giảm 20% so với
giá niêm yết.
a) Bà Tư mua 5 túi bột giặt loại 4
kg ở siêu thị A thì phải trả số tiền là bao nhiêu, biết rằng loại túi bột giặt
mà bà Tư mua có giá niêm yết là 150 000 đồng/túi.
b)
Siêu thị B lại có hình thức giảm giá khác cho loại túi bột giặt nêu trên là: nếu
mua từ 3 túi trở lên thì sẽ giảm giá 15% cho mỗi túi. Nếu bà Tư mua 5 túi bột
giặt thì bà Tư nên mua ở siêu thị nào để số tiền phải trả là ít hơn? Biết rằng
giá niêm yết của hai siêu thị là như nhau.
Bài 6. (1,0 điểm)
Nhiệt độ sôi của nước không phải lúc nào cũng là 100$^o$C mà phụ thuộc vào độ cao của nơi đó so với mực nước biển. Chẳng
hạn Thành phố Hồ Chí Minh có độ cao xem như ngang mực nước biển (x = 0 m) thì nước
có độ sôi y = 100$^o$C nhưng ở thủ đô La Paz của Bolivia, Nam Mỹ có độ
cao x = 3600 m so với mực nước biển thì nhiệt độ sôi của nước là y = 87$^o$C.
Ở độ cao trong khoảng vài km, người ta thấy mối liên hệ giữa hai đại lượng này
là một hàm số bậc nhất $y=ax+b$ có đồ thị như sau:
a)
Xác định các hệ số a và b.
b) Thành phố Đà Lạt có độ cao 1500 m so với mực
nước biển. Hỏi nhiệt độ sôi của nước ở thành phố này là bao nhiêu?
Bài 7. (1,0 điểm)
Năm học 2017 – 2018, Trường THCS Tiến Thành có
ba lớp 9 gồm 9A, 9B, 9C trong đó lớp 9A có 35 học sinh và lớp 9B có 40 học
sinh. Tổng kết cuối năm học, lớp 9A có 15 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi,
lớp 9B có 12 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, lớp 9C có 20% học sinh đạt
danh hiệu học sinh giỏi và toàn khối lớp 9 có 30% học sinh đạt danh hiệu học
sinh giỏi. Hỏi lớp 9C có bao nhiêu học sinh?
Bài 8. (3,0 điểm) Cho tam giác nhọn ABC có BC = 8cm. Đường tròn tâm O đường kính BC cắt AB, AC lần lượt tại E và D. Hai đường thẳng BD và CE cắt nhau tại H.
a) Chứng minh: AH vuông góc với BC.
b) Gọi K là trung điểm của AH. Chứng minh tứ giác OEKD nội tiếp.
c) Cho $\widehat{BAC} = 60^0 $. Tính độ dài đoạn DE và tỉ số diện tích của hai tam giác AED và ABC.
Friday, March 13, 2020
On 5:27 AM by MATH CHANNEL in Đề thi Toán 9 2 comments
ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT TPHCM NĂM HỌC 2017$-$2018
Bài 1. Giải các phương trình và hệ phương trình sau:
a) Giải phương trình: $x^2 = \left( {x - 1} \right)\left( {3x - 2} \right)$
b) Một miếng đất hình chữ nhật có chu vi 100m. Tính
chiều dài và chiều rộng của miếng đất, biết rằng 5 lần chiều rộng hơn 2 lần chiều
dài 40m.
Bài 2.
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy:
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số $y = \dfrac{1}{4}x^2 $.
a) Vẽ đồ thị (P) của hàm số $y = \dfrac{1}{4}x^2 $.
b) Cho đường thẳng (D): $y = \dfrac{3}{2}x + m$ đi qua điểm C(6; 7).
Tìm tọa độ giao điểm của (D) và (P).
1) Thu gọn biểu thức sau: $A = \left( {\sqrt 3 + 1} \right)\sqrt {\dfrac{{14 - 6\sqrt 3 }}{{5 + \sqrt 3 }}} $
b) Hỏi bạn An đến trường lúc mấy giờ? Biết rằng tốc độ
trung bình lên dốc là 4 km/h và tốc độ trung bình xuống dốc là 19 km/h.
2) Lúc 6 giờ sáng, bạn An đi xe đạp từ nhà (điểm A)
đến trường (điểm B) phải leo lên và xuống một con dốc (như hình vẽ bên dưới).
Cho biết đoạn thẳng AB dài 762m, $\widehat A = 6^0 $, $\widehat B = 4^0 $.
a) Tính chiều cao h của con dốc.
Bài 4. Cho phương trình: $x^2 - \left( {2m - 1} \right)x + m^2 - 1 = 0$ (1) (x là ẩn số)
a) Tìm điều kiện của m để phương trình (1) có hai
nghiệm phân biệt.
b) Định m để hai nghiệm $x_1$, $x_2$ của phương trình (1) thỏa mãn:
$\left( {x_1 - x_2 } \right)^2 = x_1 - 3x_2 $
Bài 5. Cho tam giác ABC vuông tại A. Đường tròn tâm O
đường kính AB cắt các đoạn BC và OC lần lượt tại D và I. Gọi H là hình chiếu
của A lên OC; AH cắt BC tại M.
a) Chứng minh: Tứ giác ACDH nội tiếp và $\widehat {CHD} = \widehat {ABC}$.
b) Chứng minh: Hai tam giác OHB và OBC đồng dạng
với nhau và HM là tia phân giác của góc BHD.
c) Gọi K là trung điểm của BD. Chứng minh: MD.BC =
MB.CD và MB.MD = MK.MC.
d) Gọi E là giao điểm của AM và OK; J là giao điểm
của IM và (O) (J khác I). Chứng minh: Hai đường thẳng OC và EJ cắt nhau tại một
điểm nằm trên (O).
Subscribe to:
Posts (Atom)
Search
Popular Posts
-
SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TỨ GIÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC HÌNH Hình thang cân 1. Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hìn...
-
$\boxed{\text {Bổ đề hình thang: }}$ Trong hình thang hai đáy không bằng nhau, giao điểm của hai đường thẳng chứa hai cạnh bên, giao điể...
-
SƠ ĐỒ NHẬN BIẾT CÁC LOẠI TAM GIÁC DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC HÌNH Tam giác cân 1. Tam giác có hai cạnh bằng nhau là tam giác cân....
-
$\boxed{\text {Bài toán 1: }}$ (Đề thi HKII 2008-2009 Q11 TpHCM) Cho tam giác ABC có các góc đều nhọn và có ba đường cao là AD, BE, CF c...
-
$\boxed{\text {Bài toán: }}$ Cho O, H, G lần lượt là tâm đường tròn ngoại tiếp, trực tâm, trọng tâm của $\triangle$ ABC. Chứng minh rằng...
-
Để tìm ƯCLN, BCNN của các số tự nhiên, người ta thường dùng những cách sau: Cách 1 : Phân tích các số ra thừa số nguyên tố Vd: Tìm ƯC...
-
Bạn cần download tài liệu, ebook,... phục vụ cho việc học tập nghiên cứu từ các trang Scribd, Issuu, Slideshare và Academia một cách nhanh...
-
Chương trình Tìm Ước chung lớn nhất và Bội chung nhỏ nhất của một dãy các số tự nhiên import java.util.Scanner; public class Main ...
-
Chương trình chuyển đổi một số tự nhiên ở hệ thập phân thành số ở hệ nhị phân, bát phân, thập lục phân và hệ cơ số bất kì import java.u...
-
Dãy số Fibonacci được định nghĩa như sau: F[0] =1, F[1] = 1; F[n] = F[n-1] + F[n-2] với n>=2. Hãy viết chương trình tìm số Fibonacci thứ ...
Recent Posts
Categories
- Công nghệ thông tin
- Đại số 10
- Đại số 7
- Đại số 8
- Đại số 9
- Đề thi Toán 6
- Đề thi Toán 7
- Đề thi Toán 8
- Đề thi Toán 9
- Đố Toán
- Grade 6 Math
- Grade 8 Math
- Grade 9 Math
- Hình học 6
- Hình học 7
- Hình học 8
- Hình học 9
- Khác
- Lập trình Java cơ bản
- Math Puzzles
- Mathematical game
- Phương pháp học Toán
- Số học 6
- Số và Đại số 6
- Toán tham khảo 6
- Toán tham khảo 8
- Toán tham khảo 9
- Toán thực tế
- Toán và cuộc sống
My Fanpage
Số lượt xem
Hỗ Trợ Trực Tuyến
Vườn Toán - Tin học. Powered by Blogger.